0399045568 Qttourism@gmail.com

Đăng nhập

Đăng ký

Sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ có thể theo dõi trạng thái thanh toán của mình, theo dõi xác nhận và bạn cũng có thể xếp hạng chuyến tham quan sau khi kết thúc chuyến tham quan.
tên tài khoản*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Họ*
Tên*
Ngày sinh*
Email*
Số điện thoại*
Quốc gia*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Vui lòng đồng ý với tất cả các điều khoản và điều kiện trước khi chuyển sang bước tiếp theo

Đã là thành viên hay chưa?

Đăng nhập

       Kể từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, trở thành công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là công viên thứ hai tại khu vực Đông Nam Á (03/10/2010), diện mạo Hà Giang nói chung, vùng Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn nói riêng đã khởi sắc, các di sản văn hóa, di sản địa chất, đa dạng sinh học được bảo tồn phát huy; đã và đang là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện rõ rệt.

       Năm 2014 và năm 2019, UNESCO đã tái công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn là thành viên của mạng lưới Công viên địa chất toàn cầu UNESCO giai đoạn 2015-2018 và giai đoạn 2019-2022.

      Đánh giá cao giá trị của cao nguyên đá, Thủ tướng đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị công viên địa chất toàn cầu cao nguyên đá Đồng Văn giai đoạn 2012-2020 và tầm nhìn 2030.

      Nằm ở độ cao trung bình từ 1000 – 1600m so với mực nước biển, cao nguyên đá Đồng Văn trải rộng qua 4 huyện Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc và Đồng Văn của tỉnh Hà Giang với tổng diện tích lên đến 2.356 km2, nằm ở miền Bắc Việt Nam có trên 70% diện tích đá vôi lộ diện.

      CVĐC toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn có đặc điểm nổi bật, với những dải núi đá tai mèo sắc nhọn, những khe núi sâu và hẹp, những vách núi dựng đứng cao vút, các chóp núi như những kim tự tháp, các trũng sâu hun hút, hang động và các vườn đá tạo nên vẻ đẹp lạ thường, có giá trị to lớn không chỉ về du lịch mà còn có giá trị rất lớn về khoa học và giáo dục.

     Theo các nhà khoa học, CVĐC cao nguyên đá Ðồng Văn có gần 140 điểm di sản, chia thành nhiều nhóm cảnh quan địa mạo; hóa thạch, cổ sinh – địa tầng, hang động đá vôi. Ðồng thời là vùng có hệ địa – sinh thái núi đá độc đáo, trong đó đáng kể là quần thể rừng nguyên sinh còn khá nguyên vẹn, bao gồm nhiều loài gỗ, lâm sản và cây thuốc quý như nghiến, thông đá, dẻ, lê, mận, táo, đương quy, thảo quả, đỗ trọng… Nơi đây cũng là môi trường sống của hàng chục loài động vật quý hiếm (voọc, hoẵng, sơn dương, cầy hương, nhím…).

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO: Cao nguyên đá Đồng Văn

Voọc mũi hếch, một trong 25 loài linh trưởng có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất trên thế giới. (Nguồn: Báo Hà Giang)

      Cao nguyên đá Đồng Văn không chỉ có tuyệt tác nghệ thuật từ đá mà xen lẫn giữa màu xám ngắt của đá còn có rất nhiều màu sắc khác do con người tạo ra. Đó là màu trắng muốt của hoa mận, hoa ban mỗi độ xuân về. Hay màu vàng rực của hoa cải phủ khắp sườn đồi. Ngắm nhìn màu xanh non của cây rừng, của những nương ngô, nương lúa xen lẫn với màu vàng của nắng mỗi khi hè sang. Hay màu vàng ruộm của những thửa ruộng bậc thang khi mùa lúa chín. Và chắc chắn cũng không thể nào quên được sắc hoa tim tím mỗi khi đến tháng 10, tháng 11 của mùa hoa tam giác mạch Hà Giang trải dài khắp sườn đồi.

Hoa đào, hoa mận nở trên bản làng

Sắc hồng đẹp ngất ngây của tam giác mạch mỗi độ cuối năm

      Và tất nhiên cũng không thể quên được vẻ đẹp dung dị của những ngôi nhà đơn sơ trên cao nguyên đá này. Mỗi ngôi nhà nơi đây đều được bảo vệ bởi một hàng rào đá bên ngoài. Những phiến đá lô nhô nhiều hình dạng, kích thước trên cao nguyên đá kia lại có thể trở thành một hàng rào vững chắc. Điều này chỉ có thể tạo ra bởi bàn tay khéo léo của những người đàn ông người Mông.

Những ngôi nhà trình tường của người Mông 

      Đến vùng đất này, là đến thăm vùng đất địa đầu Tổ Quốc với cột cờ Lũng Cú đánh dấu điểm cực Bắc của đất nước, cùng nhau vượt qua đèo Mã Pí Lèng, cung đường đèo hiểm trở dài hơn 20km, cao 1.200m, nằm trên con đường mang tên Hạnh Phúc, nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc, trải nghiệm sông Nho Quế, ngắm nhìn những cô gái Mông ngồi dệt bên khung cửi, những nếp nhà trình tường đơn sơ, giản dị, những bờ rào đá bền bỉ, vững vàng…

Check-in Cột cờ Lũng Cú

Con đèo Mã Pì Lèng

Trải nghiệm du thuyền trên sông Nho Quế

      Không chỉ sở hữu phong cảnh hùng vĩ và trữ tình mà Hà Giang còn nổi tiếng là vùng đất ẩm thực phong phú. Được tạo hoá ưu đãi cho nguồn nguyên – nhiên liệu quý nên ẩm thực Hà Giang đã trở thành nét đặc trưng riêng.

      – Thắng Cố: được chế biến từ lòng ngựa. Nhưng đến nay, để phục vụ du khách và đảm bảo hương vị phù hợp với mọi người nên những chủ quán ở đây đã dùng nguyên liệu là thịt trâu, bò, lợn để thay thế. Vì thành phần chủ yếu là thịt nên Thắng Cố có nghĩa là canh thịt.

Thắng Cố

Thắng Cố (nguồn: internet)

     – Thịt trâu gác bếp: chính là món ăn truyền thống làm nên thương hiệu của đặc sản Hà Giang.

Thịt Trâu Gác Bếp

(nguồn: internet)

     – Mèn Mén hay còn được gọi là cơm ngô, là một món đặc sản của người H-Mông. Mèn mén được làm từ ngô. Ngô sau khi thu hoạch sẽ được phơi thật khô, sau đó tách từng hạt ngô và loại bỏ những hạt bị hỏng. Mèn mén ở Hà Giang được làm hoàn toàn thủ công từ công đoạn giã hạt bằng cối đá, lọc bột ngô rồi đồ lên để bột bắp chín tới, thơm ngon. Để ra được thành phẩm lên men thơm bùi, người Mông phải đồ tới hai lần.

Mèn Mén Hà Giang

(nguồn: internet)

     – Bánh Đá Hà Giang: Hà Giang là một tỉnh miền núi, còn nhiều bản nghèo nên nên bánh kẹo ăn vặt cũng là thứ để bọn trẻ con phải mơ ước. Nguyên liệu chế biến món ăn vặt cũng chỉ quanh đi quẩn lại có gạo, ngô, nếp. Nhưng cũng chính về thế mà người Hà Giang đã chế tác là món bánh đá đặc biệt không đâu có được.

     – Bánh tam giác mạch: Bạn có thể bắt gặp những chiếc bánh này ở bất cứ đâu khi đến chợ địa phương. Không chỉ có màu đặc trưng là màu tím mà bánh tam giác mạch còn có màu trắng, màu vàng,… khác nhau.

Bánh tam giác mạch

Bánh tam giác mạch (nguồn: internet)

     Khi cho vào miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị béo béo của bánh mềm xốp cùng mùi hăng đặc trưng của hoa tam giác mạch. Để thưởng thức trọn vẹn hương vị của bánh, bạn có thể ăn kèm với Lợn cắp nách hoặc Thắng Cố,…

     – Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn: Bánh cuốn thường xuyên là món dùng để ăn sáng và ăn trưa của không chỉ người dân mà còn được du khách ưa thích. Vỏ bánh được làm từ bột gạo hấp trắng mỏng, mềm mịn và rất thơm. Bên trong bánh cuốn là nhân thịt năm cùng mộc nhĩ.

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn (nguồn: internet)

     Khác với miền xuôi, bánh cuốn hà Giang được dùng với nước chấm hầm từ xương. Khi ăn, bạn nên dùng kèm với hành khô và rau thơm.

     – Ngoài ra còn có các loại quả như lê, đào, mận, táo mèo,…

      Đến với Đồng Văn, đến với vùng đất “cúi mặt sát đất, ngẩng mặt đụng trời” này, bạn không chỉ có được những trải nghiệm vô cùng phong phú. Đến nơi đây là bạn sẽ góp phần vào công cuộc phát triển du lịch, đem lại cho người dân và Công viên địa chất toàn cầu nơi đây một sinh kế phát triển kinh tế bền vững, chú trọng tới việc nâng cao đời sống cho người dân, bằng cách khai thác văn hóa bản địa, trong sự hòa hợp với thiên nhiên.

2 phản hồi

Để lại một câu trả lời