0399045568 Qttourism@gmail.com

Đăng nhập

Đăng ký

Sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ có thể theo dõi trạng thái thanh toán của mình, theo dõi xác nhận và bạn cũng có thể xếp hạng chuyến tham quan sau khi kết thúc chuyến tham quan.
tên tài khoản*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Họ*
Tên*
Ngày sinh*
Email*
Số điện thoại*
Quốc gia*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Vui lòng đồng ý với tất cả các điều khoản và điều kiện trước khi chuyển sang bước tiếp theo

Đã là thành viên hay chưa?

Đăng nhập

Về Với Khâu Vai

   Hà Giang nổi tiếng bởi thiên nhiên hùng vĩ, những con đèo bám núi uốn lượn tài tình hay những thung lũng bình yên luôn tràn ngập sắc hoa tươi thắm và cả những phiên chợ với đầy đủ các mặt hàng đặc sắc, ẩm thực phong phú mang đậm chất dân tộc của bà con vùng cao núi đá. Nhưng có một phiên chợ rất nổi tiếng mà việc mua bán chẳng hề quan trọng, nhưng nó lại ướm đượm vẻ đẹp trên cao nguyên đá Hà Giang. Đó là chợ tình Khâu Vai. Hôm nay Q_T Tourism sẽ dắt bạn đi một vòng chợ tình Khâu Vai xem nó có gì mà lại đặc sắc và nổi tiếng như vậy nhé!

  Đã đi Hà Giang mà không biết đến chợ tình Khâu Vai thì chắc hẳn bạn chưa tới vùng cao nguyên đá Hà Giang. Chợ tình Khâu vai hay còn gọi là chợ “Phong Lưu”, mỗi năm được tổ chức một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch, phiên chợ độc đáo đã giúp người dân tộc vùng cao núi đá nơi đây trở nên sinh động, gìn giữ được nét đặc sắc văn hóa nơi đây. 

  Sự tích chợ tình bắt nguồn từ truyền thuyết về chàng Ba, nàng Út. Chàng Ba người dân tộc Nùng, nhà ở Khâu Vai, khôi ngô tuấn tú, hát hay, thổi sáo giỏi nhưng nhà nghèo. Nàng Út xinh đẹp là con một tộc trưởng người Giáy. Hai người yêu nhau nhưng gia đình cô Út không đồng ý vì chàng nghèo và khác dân tộc không cùng con ma, không cùng phong tục tập quán; con trai người Nùng không thể lấy con gái người Giáy làm vợ.

  Chàng và nàng trốn nhà đưa nhau lên hang núi Khâu Vai sống. Gia đình, họ tộc cô gái vác súng kíp, cung nỏ sang nhà trai chửi mắng chàng Út phá lệ đưa cô gái ra rừng. Gia đình chàng trai cũng mang gậy gộc, súng, dao ra chửi bới nhà gái. Từ hang núi nhìn xuống cảnh máu chảy, đâm chém nhau giữa hai họ. Thương cha, thương mẹ, thương dân bản hai làng bỗng trở nên thù hận nhau chỉ vì tình yêu của mình nên chàng trai và cô gái chia tay nhau về làng, thề kiếp sau sẽ thành vợ thành chồng. Ngày họ chia tay là ngày 27/3. Khi đôi trai gái chia tay nhau, họ đã cắt máu hẹn thề dù không lấy được nhau nhưng mỗi năm, cứ đến ngày 27/3 họ lại lên Khâu Vai hát cho nhau nghe, kể với nhau những thầm kín ấp ủ trong lòng trong suốt một năm xa nhau. Họ tâm tình, ca hát hết đêm rồi đến hết đêm hôm sau rồi lại trở về với cuộc sống ngày thường.

  Ngày cuối cùng của cuộc đời, họ lại đến với nhau. Họ tìm đến gốc cây rừng và ngồi bên hòn đá thề năm xưa, ôm chặt nhau cùng đi vào cõi vĩnh hằng. Họ ra đi cũng đúng vào ngày 27/3 – ngày mà năm nào họ quyết định chia tay. Dân làng đã dựng hai miếu thờ là “miếu Bà” và “miếu Ông” tại nơi họ mất để tưởng nhớ về mối tình trai gái. Từ năm 1919, người dân trong vùng lấy ngày 27/3 âm lịch hàng năm tại Khâu Vai làm địa điểm để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời. 

 Sau năm 2000, khi Hà Giang đã xuất hiện trên bản đồ du lịch, khi các cung đường “bò” trên vách đá thuận tiện hơn, những phiên chợ độc đáo, kể cả chợ Khâu Vai, đều nằm trên hành trình khám phá của du khách. Bây giờ thì Khâu Vai nói riêng, Hà Giang nói chung trở thành điểm đến của du khách thập phương. 

  Trong ngày diễn ra phiên chợ, khu vực trung tâm chợ, từng tốp nam nữ từ năm đến bảy người tụ tập vào hát, say sưa, mê đắm. Người Giáy, người Nùng hát Cọi, hát Sli, lượn để giao duyên. Ðề tài chủ yếu nói về nhớ nhung yêu đương.

  Ngày 24/06/2021 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 1952/QĐ-BVHTTDL về việc đưa chợ tình Khâu Vai vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Huyện Mèo Vạc và tỉnh Hà Giang đã đưa chợ tình Khâu Vai lên thành Tuần Văn hóa du lịch Lễ hội Chợ tình Khâu Vai với nhiều hoạt động văn hóa truyền thống độc đáo. Người dân nơi đây tin rằng, chợ tình Khâu Vai hằng năm đã trở thành một “bảo tàng sống” sinh động, tái hiện lại các hoạt động mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc trên cao nguyên đá. Ðó cũng chính là một trong những giải pháp để gìn giữ, lan tỏa văn hóa tới cộng đồng, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng về những giá trị tốt đẹp, góp phần xây dựng và phát triển chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa.

   Trên đây là những thông tin cũng như nguồn gốc lịch sử của phiên chợ tình Khâu Vai nổi tiếng. Hi vọng rằng nó sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến trải nghiệm 27 tháng 3 sắp tới. Hãy sắp xếp công việc để cùng Q_T Tourism đến tận nơi khám phá nhé!

33 phản hồi

Để lại một câu trả lời

Tại sao đặt phòng với chúng tôi??

  • Đảm bảo giá tốt nhất không rắc rối
  • Chăm sóc khách hàng luôn sẵn sàng 24/24
  • Chuyến thăm quan và hoạt động được lựa chọn cẩn thận
  • Bảo hiểm du lịch miễn phí

Điểm đến hấp dẫn

Làng H’Mông Pả Vi
23 Tháng Một, 2024
Tây Côn Lĩnh
3 Tháng Một, 2024
Du Già
25 Tháng Mười Hai, 2023
Làng Lô Lô Chải
22 Tháng Mười Hai, 2023
Phố Cáo
21 Tháng Mười Hai, 2023