1.Cột cờ Lũng Cú ở đâu?
(nguồn: MIA Go)
Cột cờ tọa lạc tại đỉnh núi Rồng thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cao 1470m so với mực nước biển.
Là địa điểm thiêng liêng của nước Việt Nam mà bất kì người con đất việt nào cũng mơ ước một lần được đặt chân đến đây.
2.Lịch sử của Cột cờ Lũng Cú
Tiền thân của Cột cờ đã có từ thời nhà Lý. Khi xưa, thái úy Lý Thường Kiệt hội quân trấn ải vùng biên thùy này đã cho cắm một lá cờ trên đỉnh ngọn núi và chỉ được làm bằng cây sa mộc. Vào thời Tây Sơn, khi vua Quang Trung đánh tan quân xâm lược đã nhận thấy tầm quan trọng của vùng đất biên ải này, ông đã cho xây dựng một đồn gác ở nơi đây, trong đồn gác có đặt một trống đồng, cứ mỗi canh lại đánh lên ba hồi đĩnh đạc vang xa vài dặm để khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
Năm 1887, khi thực dân Pháp và triều đình Mãn Thanh tiến hành phân giới cắm mốc đã có ý định cắt phần đất này cho phía Trung Quốc. Nhờ sự đấu tranh bảo vệ kiên cường của nhân dân nê mảnh đất biên cương được giữ vững.
Năm 1978, Đồn biên phòng Lũng Cú dựng một cột cờ cao trên 10m bằng gỗ sa mộc, lá cờ rộng 1,2m2.
Năm 1991, được sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, nhân dân đã tìm được một cây Pơ MU cao gần 13m được vận chuyển lên đỉnh núi là cột cờ.
Năm 2000, tỉnh Hà Giang đã cho phép huyện Đồng Văn xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia – Cột cờ Lũng Cú, bằng bê tông cốt thép thay cho cột cờ bằng gỗ lúc bấy giờ. Để phù hợp với cột cờ to và bề thế thì lá cờ rộng 54m2 được ra đời (chiều dài 9m x chiều rộng 6m) tượng trưng cho 54 dân tộc anh em.
Với những giá trị lịch sử sâu sắc, 18/11/2009, Nhà nước đã công nhận Cột cờ Lũng Cú là Di tích lịch sử Quốc gia.
Năm 2010, được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, Ủy ban nhân dân huyện Đông Văn đã cho phục dựng và tôn tạo lại thành hình bát giác với độ cao là 33,15m, lá cờ rộng 54m2.
Dưới chân cột cờ có 8 bức phù điêu bằng đá xanh, trên 8 bức phù điêu là những hình ảnh minh họa quá trình dựng nước và giữ nước của ông cha ta, đan xen vào đó là các nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng các dân tộc ở Há Giang.
Phía trên 8 bức phù điêu có gắn 8 mặt trống đồng, vừa là biểu trưng của văn hóa Việt Nam, vừa gợi nhớ tiếng trống của vua Quang Trung khi xưa, để con cháu ngàn đời sau ghi nhớ công ơn dựng nước của ông cha ta.
Hiện nay, Cột cờ Lũng Cú được Đồn biên phòng Lũng Cú thuộc Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Hà Giang quản lý và chịu trách nhiệm bảo vệ. Theo lãnh đạo Đồn Biên phòng Lũng Cú cho biết: Đồn Biên phòng đã có trạm canh gác ở dưới chân Cột cờ và mỗi tuần các chiến sỹ trực ở đây sẽ thay mới lá cờ một lần, còn lâu nhất là 10 ngày, do sức gió trên đỉnh Lũng Cú rất mạnh khiến cờ dễ bị hư hỏng.
Chiếc Trống đồng được bảo vệ và trưng bày tại nhà lưu niệm dưới chân Cột cờ Lũng Cú. (Ảnh: Duy Tuấn)
3.Đường lên Cột cờ có gì?
Để lên được đỉnh cột cờ, du khách phải đi qua 839 bậc thang. Trong đó, chặng đầu gồm 425 bậc đá, từ chân núi đến nhà chờ; chặng thứ 2 gồm 279 bậc đá, từ vị trí nhà chờ lên đến chân cột cờ, chặng thứ ba là 135 bậc bằng thép nằm trong lòng cột cờ. Trên đỉnh là cột bằng inox cao khoảng 8m, treo cờ tổ quốc có chiều dài 9m, chiều rộng 6m. Phía dưới chân cột cờ là nhà lưu niệm, trưng bày các dụng cụ lao động, trang phục, sản phẩm văn hóa của các dân tộc Hà Giang.
Ngoài ra, trên đường lên đỉnh Cột cờ, ở chặng bậc thang thứ hai, các nhà sử học còn phát hiện ra hóa thạch phần đuôi của con bị ba thùy, có niên đại khoảng 500 triệu năm. Loại bọ này sống ở dưới đáy đại dương, việc này chứng minh khoảng 500 triệu năm trước, nơi đây là phần đáy của đại dương, do sự kiến tạo của vỏ Trái Đất mà nhô lên như ngày hôm nay.
Hình ảnh hóa thạch của Bọ ba thùy (nguồn: internet)
Theo hướng dẫn viên du lịch ở đây giới thiệu: Tên gọi Lũng Cú có nhiều cách lý giải khác như: Lũng Cú là Long Cư, nghĩa là nơi Rồng ở, đỉnh núi cao nhất của vùng đất Lũng Cú được đặt tên là núi Rồng. Cách thứ hai, Lũng Cú là cách đọc chệch của từ Lũng Cư, theo ngôn ngữ của người Mông có nghĩa là Lũng Ngô, là cánh đồng trồng nhiều ngô. Cách hiểu thứ ba, Lũng Cú là tên người đứng đầu một dòng họ dân tộc Lô Lô, có công khẩn hoang, gìn giữ và phát triển vùng đất.
4.Truyền thuyết núi Rồng
Theo truyền thuyết để lại rằng: Lũng Cú là nơi sinh sống của đồng bào các dân tộc, trong đó đông nhất là đồng bào Mông và Lô Lô. Xưa kia, núi Rồng là nơi Rồng tiên thường hay đậu xuống mỗi khi xuống trần gian du ngoạn, vì yêu mến cảnh đẹp thiên nhiên tuyệt vời nơi đây, mà Rồng tiên thường đậu xuống ngọn núi trước làng. Nhưng Rồng tiên cũng nhận thấy cuộc sống của người dân nơi đây vô cùng cực khổ, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng, nên trước khi về trời, Rồng tiên đã động lòng thương đã để hai con mắt của rồng tại nơi này.
Một trong hai Hồ nước ngọt quanh năm không bị khô cạn ở chân núi Rồng (Mắt rồng) (nguồn:internet)
Hai mắt Rồng đã hóa thành hai hồ nước ngọt ở hai bên chân núi. Một hồ nước của làng Thèn Pả (thuộc làng dân tộc Mông) và một hồ nước của làng dân tộc Lô Lô. Nhờ có 2 hồ nước ngọt này mà cuộc sống của người dân nơi đây đã bớt đi phần vất vả. Điều kỳ diệu là dù thời tiết có khô hạn thế nào, nước ở hai hồ này không bao giờ cạn. Nhưng theo khía cạnh khoa học thì hai hố này là hai hố sụt, phần đất ở dưới đáy hồ là đất sét nên nước khó có thể cạn sạch được.
Xưa kia, người dân trong làng vẫn sử dụng nước ở hai hồ để ăn uống và sinh hoạt. Nhưng ngày nay, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh đã xây dựng nhiều công trình, bể chứa nước sinh hoạt phục vụ cuộc sống hàng ngày của người dân. Chính vì vậy, người dân không sử dụng nước ở hồ để sinh hoạt nữa, mà chỉ sử dụng để tưới tiêu phục vụ mùa màng.
5.Đi du lịch ở Cột cờ Lũng Cú mùa nào đẹp nhất?
Để đến được Cột cờ Lũng Cú bạn cũng cần phải sắp xếp đến Hà Giang du lịch, và cần phải có một lịch trình cụ thể, sớm nhất để tham quan nơi này vì cột cờ cách khá xa so với đoạn đường núi gần 200km. Nếu bạn muốn đến Hà Giang du lịch và ngắm nhìn được khung cảnh xinh đẹp nơi này thì một số thời điểm thích hợp nhất mà bạn nên cân nhắc chính là:
Từ tháng 1 đến tháng 3: Vào khoảng thời gian này hoa mận, hoa đào, hoa cải vàng sẽ nở rộ, bạn sẽ chiêm ngưỡng được biệt danh “miền đá nở hoa” là như thế nào, nên đến đây vào thời gian này bạn sẽ được tham quan và tận hưởng những cảnh hoa đua nhau nở cực đẹp mắt.
Những bông hoa tam giác mạch khoe sắc
Bạn cũng có thể đến vào tháng 5 mùa nước đổ hay tháng 6 – 8 là khoảng mùa hè với thời tiết khô ráo, dễ dàng di chuyển và thuận lợi hơn trong việc tham quan Cột cờ Lũng Cú.





İstanbul tesisat su kaçak bulma Harika bir hizmet! Su kaçağını kısa sürede buldular, evde hiçbir yere zarar vermediler. https://indichat.me/read-blog/427