0399045568 Qttourism@gmail.com

Đăng nhập

Đăng ký

Sau khi tạo tài khoản, bạn sẽ có thể theo dõi trạng thái thanh toán của mình, theo dõi xác nhận và bạn cũng có thể xếp hạng chuyến tham quan sau khi kết thúc chuyến tham quan.
tên tài khoản*
Mật khẩu*
Xác nhận mật khẩu*
Họ*
Tên*
Ngày sinh*
Email*
Số điện thoại*
Quốc gia*
* Creating an account means you're okay with our Terms of Service and Privacy Statement.
Vui lòng đồng ý với tất cả các điều khoản và điều kiện trước khi chuyển sang bước tiếp theo

Đã là thành viên hay chưa?

Đăng nhập

Ở miền Cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang có một con đường mang tên Hạnh Phúc, cái tên được chính Bác Hồ đặt cho.

Một số đoạn đường trên con đường Hạnh Phúc

Con đường Hạnh Phúc dài 185 km bắt đầu từ Thành phố Hà Giang xuyên qua CVĐCTC Cao nguyên đá Đồng Văn tới thị trấn Mèo Vạc. Con đường hình thành từ công sức và cả máu xương của 1.200 dân công địa phương và hơn 1.000 thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc, gồm: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang, Nam Định và Hải Dương.

Thanh niên xung phong tay đục, tay choòng phá đá mở đường Hạnh Phúc

Họ đã phải thi công trong suốt thời gian hơn 5 năm (10/9/1959 – 15/6/1065), với trên 2 triệu ngày công, đào đắp, di chuyển trên 3 triệu m3 đất đá. Trong đó, đoạn đường dài 24km vượt qua đèo Mã Pì Lèng là mất nhiều công sức, xương máu hơn cả. Để mở được đoạn đường này, công nhân đã phải mất 11 tháng thường xuyên treo mình qua những vách đá dựng đứng để phá đá, nhích từng centimet vào vách núi để mở đường.

Đoạn đường qua đèo Mã Pì Lèng quanh co, khúc khuỷu, một bên là vách đá thẳng đứng, bên còn lại là vực sâu thăm thẳm

Khi tuyến đường được khai thông đã có 14 thanh niên xung phong hy sinh, mãi mãi nằm lại trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Chia sẻ về sự hi sinh của liệt sĩ Lương Quốc Chanh (SN 1942, nguyên quán xã Gia Lộc, Chi Lăng, Lạng Sơn), ông Sùng Đại Dùng, nguyên Bí thư Đoàn Thanh niên lao động Công trường xúc động nhắc lại lời đồng đội trước khi nhắm mắt: “Trước khi nhắm mắt, anh Chanh khóc: “Tôi sẽ chết ở đây, tôi nằm bên vệ đường Hạnh Phúc này. Anh em phải tiếp tục phá đá. Mai đây con đường hoàn thành, anh em về lại Lạng Sơn. Liệu ai còn nhớ tôi không? Tôi sẽ nhớ mọi người lắm đấy””.

Danh sách TNXP hy sinh trong quá trình mở đường Hạnh Phúc

Giống như tên gọi của nó -“Hạnh Phúc”- con đường hoàn thành chứa đựng niềm hạnh phúc vô bờ của hàng vạn đồng bào dân tộc vốn bị biệt lập từ bao đời nay trên Cao nguyên đá Đồng Văn. Từ con đường này, hệ thống đường nhánh về xã, bản dần dần mang theo “điện – đường – trường – trạm” về với từng bản làng, làm tươi sáng tương lai của bao đứa trẻ, cuộc sống của người dân ngày càng ấm no.

Những đứa trẻ hạnh phúc nơi con đường Hạnh Phúc đi qua

Để tưởng nhớ và tri ân thế hệ thanh niên xung phong tham gia mở đường Hạnh Phúc, năm 2017 tỉnh Hà Giang đã hoàn thành xây dựng Cụm tượng đài Thanh niên xung phong. Công trình làm bằng đá tự nhiên đẽo tạc, có chiều cao 12m, cả bệ là 16m, gồm: cụm tượng chính gồm 05 nhân vật thể hiện cho lực lượng Thanh niên xung phong các dân tộc của 8 tỉnh tự hào, hiên ngang chinh phục thiên nhiên, mở ra con đường hạnh phúc, và 03 bức phù điêu chạm khắc nổi thể hiện 3 nội dung: chia tay người thân lên biên cương cực Bắc xẻ đá núi vượt cổng trời; hình ảnh thể hiện sự gian khó khi mở đường và hình ảnh mở đường thắng lợi.

Cụm tượng đài Thanh niên xung phong trên đèo Mã Pì Lèng

Tượng đài thanh niên xung phong bên cạnh con đường Hạnh Phúc hài hòa với khung cảnh kỳ vĩ nơi đây chắc chắn sẽ khơi dậy trong lòng du khách niềm tự hào và biết ơn các thế hệ cha anh.

Hôm nay, ai đến Hà Giang, nơi thiêng liêng cột cờ Lũng Cú, nơi đỉnh Mã Pì Lèng ẩn hiện sương mù, nơi cao nguyên đá mênh mông, nơi cổ kính Nhà Vương hay Khau Vai nặng nợ ân tình… xin đừng quên rằng, con đường dưới chân mình đang đi chính là đường Hạnh Phúc!

Để lại một câu trả lời