Hà Giang là thành phố nơi địa đầu Tổ Quốc, nên ở đây có rất nhiều cột mốc quan trọng. Cùng Q_T Tourism khám phá ngay cột mốc 428, một trong những mốc giới thiêng liêng nhất của mảnh đất vùng cực Bắc.
Cột mốc 428 là điểm đến chưa được nhiều người biết tới ở Hà Giang. (Nguồn: internet)
Hầu hết du khách trong và ngoài nước đều biết đến cột cờ Lũng Cú như là cột mốc cực Bắc của Việt Nam. Trên thực tế, cột mốc 428 mới chính là điểm phân chia ranh giới giữa Việt Nam và Trung Quốc mà con người có thể đặt chân đến. Cột mốc này nằm ở độ cao 1433,73 mét so mới mực nước biển, thuộc bản Xéo Lủng (hay còn gọi là Séo Lủng), xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Cột mốc 428 nằm tại địa phận thôn Xéo Lủng xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn. (Nguồn: internet)
Cột mốc 428 là cột mốc có vĩ độ Bắc cao nhất và tiệm cận nhất với điểm cực Bắc. Còn điểm cực Bắc thực sự lại là một mỏm đá cách dòng sông Nho Quế – danh giới tự nhiên giữa Việt Nam và Trung Quốc tại Đồng Văn.
Cột mốc 428 là cột mốc tiệm cận với điểm cực Bắc nhất. (Nguồn: internet)
Mỏm đá này cách cột mốc 428 khoảng 2km, đây là một mỏm đá nhô ra trên vách núi. Đoạn sông Nho Quế gần mỏm đá có dòng nước chảy rất siết, lòng sông có nhiều tảng đá lớn, bên trên là vách núi đá tai mèo gần như dựng thẳng đứng. Vì vậy, đến nay vẫn chưa có ai có thể đặt chân tới điểm cực Bắc thực sự này.
Điểm cực Bắc thực sự còn cách khá xa cột mốc 428. (Nguồn: internet)
Cách mỏm đá khoảng 1km, huyện Đồng Văn đã cho xây dựng một điểm đến gọi là Đài Vọng Cảnh Lũng Cú. Tại đây cũng được xây dựng một cộc mốc bằng đá có dòng chữ ” Lũng Cú – 23°22’59” vĩ độ Bắc, 105°19’21” kinh độ Đông” khiến nhiều người lầm tưởng rằng đây đã là mốc cực Bắc của Việt Nam.
Đài Vọng Cảnh được người dân dựng trên mô đất cao với kiến trúc độc đáo, lấy ý tưởng từ thiết kế của Chùa Một Cột. (Nguồn: internet)
Cột mốc 428 được khởi công xây dựng chính thức vào ngày 28 tháng 4 năm 2008, dưới sự hỗ trợ của người dân trong vùng và sự giám sát của đồn biên phòng Lũng Cú. Đây là một cột mốc nhỏ, nằm trên một nền đất cao lót bê tông và làm bằng đá hoa cương để tăng thêm độ bền và sự trang trọng. Tuy đơn giản là thế nhưng quá trình xây dựng cột mốc này mất đến 2 năm trời mới hoàn thành do địa hình hiểm trở, cơ sở vật chất thô sơ và khó khăn trong việc vận chuyển nguyên vật liệu. Nhờ những chính sách hỗ trợ của chính quyền nên người dân Hà Giang dù gặp nhiều thử thách vẫn luôn quyết tâm bám đất, bám rừng, trông coi địa danh nằm ở tuyến đầu của Tổ quốc này.
Cột mốc hiện được canh giữ và bảo vệ bởi đội biên phòng Lũng Cú. (Nguồn: internet)
Hằng năm, Cột mốc 428 đều thu hút một lượng đông đảo các bạn trẻ đến khám phá và tìm hiểu nơi được xem là địa điểm xác định ranh giới phía Bắc của Tổ Quốc.
Hành trình khám phá cột mốc 428 và các điểm cực Bắc Hà Giang đầy gian nan (Nguồn: internet)
Cột mốc 428 luôn là niềm tự hào của con người Hà Giang nói riêng và cả dân tộc Việt Nam nói chung. Trong cảnh núi rừng và thiên nhiên hoang sơ rộng lớn, cột mốc nhỏ bé này vẫn hiên ngang sừng sững, đánh dấu chủ quyền của Tổ quốc anh hùng mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Hãy đến đây và chinh phục Cột mốc 428 để bày tỏ tình yêu với quê hương đất nước và con người Việt Nam nhé!
Ihlamurkuyu su kaçak tespiti İlk kez bu kadar hızlı bir hizmet aldım, tavsiye ederim! http://chillibell.com/ustaelektrikci